Cách sử dụng VPS miễn phí trên DigitalOcean
Cách sử dụng VPS miễn phí trên DigitalOcean
Chắc hắn bạn đã từng nghe tới dịch vụ đăng ký Cloud VPS: DigitalOcean. Qua một thời gian sử dụng DigitalOcean mình thấy VPS trên đây chạy khá ổn định, mặc dù không có DataCenter tại châu á như Amazon EC2 hay các dịch vụ hosting khác nhưng mình thấy tốc độ tải trang ở VN khá nhanh, không thua kém là mấy.
Về giá cả mình thấy cũng khá hợp lý, gói thấp nhất trên digitalOcean là 5$/tháng với Ram 512mb và ổ cứng SSD 20GB. Giá này rẻ hơn rất nhiều so với các Cloud VPS nơi khác. Mặt khác DigitalOcean có cực nhiều chương trình khuyến mãi dành cho cả tài khoản đang sử dụng lẫn đăng ký mới. Như VPS chạy website motbit.com này mình đã nhận được 3 lần khuyến mãi: Lần đầu tiên lúc mới đăng ký mình sử dụng coupon 5$, sau đó DigitalOcean cung cấp coupon 10$ cho tài khoản đang sử dụng và mình được tặng thêm 10$. và gần đây nhất dịp BlackFriday 2013 digitalOcean tặng tài khoản đang sử dụng 25$.
VPS tại DigitalOcean quả thật tuyệt vời đúng không?
Quay trở về chủ đề chính của bài này: Cách sử dụng VPS miễn phí trên DigitalOcean
Thực ra cũng không có gì khó khăn để được sài chùa VPS trên DigitalOcean cả, chỉ cần làm theo hướng dẫn sau đây của mình là bạn có thể sử dụng VPS mà không lo hàng tháng phải trả tiền. Lưu ý là mình không khuyến khuých các bạn làm điều này, nhưng với rất nhiều bạn sinh viên việc trả phí hàng tháng để thuê VPS là việc không hề đơn giản khi mà cứ đến cuối tháng là mì tôm cũng không có để ăn 🙂
[howto difficulty=”5″ title=”Làm Thế Nào Bây Giờ?” style=”none”]
[step id=”1″ title=”Đăng ký một tài khoản DigitalOcean sử dụng Coupon”]
Bạn cần đăng ký một tài khoản DigitalOcean, hãy sử dụng Coupon càng lớn càng tốt (max bây giờ là 10$ với coupon: DriveIn10)
[/step]
[step id=”2″ title=”Kích hoạt tài khoản và Tạo Droplet và sử dụng bình thường”]
Sau khi đăng ký bạn hãy kích hoạt tài khoản. Bạn có thể sử dụng thẻ Visa Bancore để kích hoạt tài khoản.
Và với 10$ vừa nhận được bạn hãy tạo cho mình một Droplet, sử dụng trong 1 hoặc 2 tháng (tùy gói)
[/step]
[step id=”3″ title=”Đăng ký thêm tài khoản DigitalOcean”]
Khi sắp sử dụng hết hạn bạn hãy đăng ký tài khoản DigitalOcean khác.
Lưu ý rằng bạn cần phải đổi IP hoặc sử dụng Proxy, Sock khi đăng ký nhiều tài khoản, hãy mượn tên người yêu, bố mẹ,… để đăng ký nhiều tài khoản, tránh việc trùng lặp.
DigitalOcean nghiêm cấm việc sử dụng nhiều tài khoản trên một người dùng, nên hãy cẩn thận vấn đề này bạn nhé.
Có một điều bạn cần biết là khi đăng ký tài khoản mới, bạn chỉ cần nhập Coupon vào và khi nào cần dùng bạn chỉ cần dùng thẻ Visa hoặc Paypal để kích hoạt tài khoản là sẽ được cộng số tiền tương ứng với Coupon vào tài khoản. Vậy nên khi có khuyến mãi lớn bạn hãy lập một vài tài khoản(nhớ đổi ip) và nhập coupon để sẵn đấy, lúc nào cần thì kích hoạt để dùng.
[/step]
[step id=”4″ title=”Backup và chuyển dữ liệu”]
Đọc đến bước 3 chắc sẽ có một vài bạn toát mồ hôi khi nghĩ đến việc chuyển dữ liệu sang máy chủ khác, nhưng các bạn yên tâm, việc chuyển dữ liệu giữa 2 server cùng DataCenter cực đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất 10 phút thôi.
1. Tạo một thư mục backup dữ liệu
mkdir ~/bak2911
2. Backup MySql: Hãy sử dụng mysqldump để backup dữ liệu theo cấu trúc sau
mysqldump -uroot -pmật_khẩu tên_database > ~/bak2911/tên_database .sql
có bao nhiêu password thì bạn lặp lại lênh trên tưng đấy lần nhé.
3. Backup toàn bộ dữ liệu web
tar -cvzf ~/bak2911/web-all.tar /var/www/html/
trong đó: /var/www/html/ là thư mục chứa toàn bộ website của bạn ( DocumentRoot )
4. Chuyển dữ liệu sang máy chủ mới
scp -r -P22 /root/bak2911 root@ip_server_mới:/thư_mục_trên_server_mới
Với đường truyền tốc độ cao bạn chỉ mất khoảng 5 phút để chuyển 1 GB dữ liệu. Rất nhanh chóng phải không?
5. Khôi phục dữ liệu Mysql trên Server mới
Hãy tạo các database trên server mới và bắt đầu tiến hành khôi phục. Chạy dòng lệnh sau đây để khôi phục dữ liệu.
mysql -uroot -pmật_khẩu tên_database < /thư_mục_trên_server_mới/tên_database .sql
6. Khôi phục toàn bộ dữ liệu web
Đầu tiên bạn cần giải nén file backup dữ liệu web
cd /thư_mục_trên_server_mới/
tar -zxvpf web-all.tar
Sau khi giải nén bạn cần chuyển toàn bộ dữ liệu sang thư mục gốc của Apache ( hoặc Nginx)
mv * -Rf /thư_mục_gốc_http
Vậy là bạn đã hoàn thành việc backup và khôi phục là dữ liệu từ VPS cũ sang VPS mới.
[/step]
[/howto]
Chúc các bạn thành công.